Truy cập nội dung luôn

Chi tiết tin

Triển khai thí điểm ứng dụng tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị trên môi trường di động tại tỉnh Tiền Giang
03/06/2022

Ngày 22/9/2020, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh ban hành Quyết định số 2830/QĐ-UBND về việc ban hành Quy chế phối hợp triển khai thí điểm ứng dụng tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị trên môi trường di động tại tỉnh Tiền Giang.

Ngày 22/9/2020, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh ban hành Quyết định số 2830/QĐ-UBND về việc ban hành Quy chế phối hợp triển khai thí điểm ứng dụng tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị trên môi trường di động tại tỉnh Tiền Giang.

Theo đó, Quy chế quy định về trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước; của cán bộ, công chức, viên chức trong việc triển khai thí điểm ứng dụng tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị trên môi trường di động thuộc phạm vi quản lý của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Tiền Giang được triển khai thí điểm một số lĩnh vực thuộc các ngành, gồm: Công an, Giao thông Vận tải, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Quy chế được áp dụng cho các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện; UBND cấp xã và các cơ quan, đơn vị có liên quan tham gia khai thác, sử dụng quản lý tiếp nhận, điều phối, xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị trên môi trường di động.

Nguyên tắc tiếp nhận, xử lý phản ánh hiện trường: Phải tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành của pháp luật có liên quan; đảm bảo tính công khai, minh bạch, khách quan, trung thực; quy trình tiếp nhận, phân loại, xử lý và phê duyệt kết quả xử lý phải cụ thể, rõ ràng, thống nhất.

Nội dung thông tin trao đổi trong quá trình điều phối, xử lý, phê duyệt kết quả xử lý phải rõ ràng, cụ thể; tiếp nhận, xử lý phải đúng thẩm quyền và thời hạn quy định; thực hiện tốt việc phối hợp trong xử lý giữa các cơ quan xử lý; bảo đảm an toàn thông tin trong việc gửi, nhận, lưu trữ dữ liệu về phản ánh hiện trường; trong trường hợp phản ánh hiện trường có liên quan đến nhiều cơ quan xử lý khác nhau mà không thống nhất được phương án xử lý hoặc xử lý không triệt để thì Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo.

Chức năng ứng dụng phản ánh hiện trường gồm: Hỗ trợ các cá nhân, tổ chức thực hiện phản ánh, kiến nghị tại hiện trường; chức năng nhận thông báo, cảnh báo, thông tin tuyên truyền; chức năng tra cứu các dịch vụ tiện ích: Dịch vụ hành chính công, đất đai, môi trường, camera; chức năng hỗ trợ người dân tương tác với chính quyền thông qua hình thức thoại VoIP,…

Quản lý nội dung, điều phối, giám sát kết quả xử lý các phản ánh hiện trường; ứng dụng hỗ trợ cán bộ có liên quan thực hiện xử lý các phản ánh hiện trường.

Ứng dụng phản ánh hiện trường được triển khai thí điểm trên các lĩnh vực: Công an, giao thông vận tải, thông tin và truyền thông, tài nguyên và môi trường, công thương, văn hóa, thể thao và du lịch.

Cá nhân, tổ chức thực hiện phản ánh hiện trường thông qua ứng dụng di động TiengiangS (dịch vụ đô thị thông minh Tiền Giang). Thời gian thực hiện phản ánh hiện trường: 24/24 giờ, 7 ngày/tuần.

Yêu cầu đối với phản ánh hiện trường: Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt; nội dung, hình ảnh, video, thời gian, địa điểm phản ánh hiện trường phải rõ ràng, chính xác; cung cấp đầy đủ thông tin về họ tên, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử của cá nhân, tổ chức gửi phản ánh hiện trường; cá nhân, tổ chức có nội dung phản ánh hiện trường sẽ được giữ bí mật khi có yêu cầu và phải chịu trách nhiệm toàn bộ về tính trung thực, chính xác của các thông tin mình phản ánh.

Các bước tiếp nhận và phân phối phản ánh hiện trường; xử lý phản ánh hiện trường; phê duyệt kết quả xử lý phản ánh hiện trường… được quy định cụ thể tại Quy chế phối hợp triển khai thí điểm ứng dụng tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị trên môi trường di động tại tỉnh Tiền Giang được ban hành kèm theo Quyết định số 2830/QĐ-UBND ngày 22/9/2020 của UBND tỉnh Tiền Giang.

(Tải Quyết định 2830/QĐ-UBND ngày 22/9/2020 của UBND tỉnh)

PT

Văn bản mới Văn bản mới